Giỏ hàng không có sản phẩm !
Bé lười ăn rau coi chừng táo bón kéo dài – Mẹ đã biết cách phòng chưa?
TÁO BÓN Ở TRẺ LÀ GÌ ?
Táo bón ở trẻ em là tình trạng trẻ đi tiêu với tần suất thấp hơn bình thường (<3 lần/tuần), trẻ gặp cảm thấy đau, khó khăn khi đi tiêu. Điều này xảy ra do chất thải, phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa dần trở nên khô cứng và khó tống ra khỏi cơ thể hơn.

Táo bón khiến phân không được tống ra ngoài, tích tụ bên trong đại tràng khiến ruột hấp thụ lại các chất độc chứa trong phân, gây hại cho trẻ. Do đó, trẻ bị táo bón cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
DẤU HIỆU TRẺ BỊ TÁO BÓN
1. Đi ngoài ít: Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường đi tiêu 2–3 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài thưa hơn (1–2 ngày/lần), đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng, mẹ nên lưu ý nguy cơ táo bón.
2. Phân khô, cứng, vón cục: Phân có dạng viên nhỏ, màu xám hoặc đen, khô, thiếu độ ẩm. Nếu có máu, có thể do bé bị rách hậu môn khi rặn.
3. Quấy khóc, biếng ăn: Táo bón khiến bé đầy bụng, khó chịu, ăn kém hoặc bỏ bú.
4. Bụng chướng, sờ cứng: Bụng bé luôn trong trạng thái căng, cứng là dấu hiệu rõ rệt của đầy hơi, khó tiêu.
Nếu tình trạng kéo dài hơn 1-2 tuần, mẹ cần chú ý theo dõi sát sao hơn.
NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN Ở TRẺ
1.Chế độ ăn thiếu chất xơ
Trẻ ăn ít rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm nguyên cám sẽ dễ bị táo bón do thiếu chất xơ – thành phần giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Khi không đủ chất xơ, phân trở nên khô cứng, di chuyển chậm và gây đau khi đi tiêu.

2.Thiếu nước
Nước đóng vai trò giữ ẩm cho phân. Khi trẻ uống ít nước, phân sẽ trở nên khô và khó đi. Điều này phổ biến ở trẻ nhỏ do các bé thường không chủ động uống nước hoặc không cảm thấy khát.
3.Thói quen nhịn đi vệ sinh
Nhiều bé có xu hướng nhịn đi tiêu vì mải chơi, ngại đi vệ sinh ở trường hoặc sợ đau do những lần đi tiêu khó khăn trước đó. Thói quen này khiến phân tích tụ lâu ngày, bị rút bớt nước và trở nên cứng hơn, gây ra vòng luẩn quẩn táo bón.
4.Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc chống dị ứng có thể làm chậm nhu động ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây táo bón. Nếu bé đang dùng thuốc và có dấu hiệu táo bón, mẹ nên trao đổi sớm với bác sĩ.
5.Thay đổi môi trường hoặc lịch sinh hoạt
Trẻ có thể bị táo bón khi bước vào giai đoạn đi học, chuyển nhà, đi du lịch hoặc thay đổi giờ ăn ngủ. Những thay đổi này khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, ảnh hưởng đến nhịp sinh học và thói quen đi tiêu hàng ngày.
6.Nguyên nhân bệnh lý (hiếm gặp):
Một số trẻ bị táo bón do vấn đề sức khỏe như suy giáp, dị tật đường ruột (bệnh Hirschsprung) hoặc tác dụng phụ của thuốc (ví dụ: thuốc sắt, thuốc giảm đau).
Nếu táo bón kéo dài không rõ lý do, mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân này.
CÁCH KHẮC PHỤC TÁO BÓN Ở TRẺ NHỎ.
1. Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Trẻ bị táo bón thường ít uống nước do cảm giác đầy bụng, chán ăn. Mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước. Có thể dùng nước khoáng có gas (loại không đường) cho trẻ lớn để hỗ trợ làm mềm phân, nhưng tuyệt đối tránh nước ngọt có gas.

2. Tăng cường chất xơ
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây (đu đủ, chuối, lê...), ngũ cốc nguyên hạt. Ưu tiên chất xơ hòa tan có nhiều trong yến mạch, lúa mạch, trái cây vì giúp làm mềm phân tốt hơn. Hạn chế chất xơ không hòa tan có trong ngũ cốc, rau củ nếu trẻ bị táo bón nặng

3. Bổ sung lợi khuẩn
Sử dụng men vi sinh, sữa chua hoặc thực phẩm chứa probiotics để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ nhu động ruột.Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn qua chế độ ăn uống, mẹ cũng có thể sử dụng các sản phẩm men vi sinh đặc chế dành cho bé. Men vi sinh có thể giúp cải thiện cân bằng vi khuẩn trong ruột, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Sản phẩm NippiKid Probio 4Bil được biết đến với thành phần chứa 4 tỷ bào tỷ lợi khuẩn yếu tố quan trọng giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này không chỉ giúp bé tiêu hóa tốt hơn mà còn phòng ngừa các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy bụng.
4. Khuyến khích vận động
Trẻ cần vận động tối thiểu 30–60 phút mỗi ngày. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể giúp trẻ vận động bằng các bài tập nhẹ như đạp xe tại chỗ, trườn bò, đi bộ…

5. Mát xa bụng nhẹ nhàng
Xoa bụng trẻ theo hình chữ U ngược mỗi ngày 2–3 lần để kích thích nhu động ruột. Có thể kết hợp động tác “đạp xe” khi trẻ nằm ngửa.
6. Sử dụng thuốc hỗ trợ khi cần thiết
Nếu táo bón kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chỉ định thuốc làm mềm phân như lactulose, macrogol... theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
NIPPIKID PROBIO 4BIL - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH CỦA MẸ VÀ BÉ.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp đáng tin cậy, NippiKid Probio 4Bil chính là lựa chọn mà hàng ngàn bà mẹ đã tin dùng. Với công thức vượt trội chứa 4 tỷ bào tử lợi khuẩn kết hợp Bacillus clausii & Bacillus subtilis (bào tử siêu bền) có tác dụng kháng đa kháng sinh giúp cân bằng hệ vi sinh và tối ưu tiêu hóa. Cùng với vách tế bào Lactobacillus fermentum hỗ trợ tái tạo niêm mạc ruột, kích thích miễn dịch và tăng sinh lợi khuẩn. Kẽm gluconate nhập khẩu từ Pháp giúp ổn định tiêu hóa và cải thiện hấp thu dinh dưỡng vượt trội, sản phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho bé.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm khác Nippikid tại đây để bảo vệ con yêu toàn diện.
Sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Tradimed
Địa chỉ: Số nhà 67, ngõ 96, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Website: https://nippikid.com.
Facebook:https://www.facebook.com/NippiKid.
Gian hàng chính hãng Shopee Mall: https://vn.shp.ee/XptvXT9.
Gian hàng chính hãng Tiktok Mall: https://vt.tiktok.com/ZSMTd1eM6/.
Hotline: 097 750 00 23
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bài viết xem nhiều
- 8 dấu hiệu tưởng bình thường nhưng lại cảnh báo trẻ bị đề kháng yếu
- Bộ đôi bất bại cho bé hay gặp các vấn đề về hô hấp trên như viêm mũi, viêm mũi dị ứng
- 5 thói quen xấu của bố mẹ "phá hủy" hệ miễn dịch của con
- NippiKid - Giải pháp tăng đề kháng cho trẻ khi đi học
- Quả cơm cháy và tác dụng tăng cường đề kháng cho trẻ hay ốm, đặc biệt các vấn đề về hô hấp trên
Bình luận